Skip to content
All posts

5 yếu tố giúp thiết lập mục tiêu đúng (mục tiêu SMART)

Nội dung:

  1. Mục tiêu SMART là gì?
  2. Cách đạt được mục tiêu SMART

Bạn có bao giờ cảm thấy mình đang làm việc hết sức mình, nhưng không đạt được mục tiêu của mình chưa?

Có thể bạn không thấy sự cải thiện đáng kể trong kỹ năng hoặc thành tựu của mình trong những năm gần đây, hoặc có thể là 5 hoặc 10 năm trước đây.

Hoặc có lẽ bạn đang gặp khó khăn vì không biết làm thế nào để hiện thực hoá những ước mơ của mình trong tương lai phía trước.

Sự thật là, quá nhiều người dành cả đời mình bơi trong công việc này đến công việc khác, hoặc cố gắng làm nhiều việc hơn mà thực sự không đạt được gì.

Khi nói đến việc đạt được thành công, một trong những bước quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện là thiết lập mục tiêu tốt. Khi thiết lập mục tiêu tốt, bạn đã đi được ½ quãng đường rồi!

Thiết lập mục tiêu SMART giúp bạn có thể làm rõ mục tiêu của mình, tập trung nỗ lực của bạn, tận dụng thời gian và tài nguyên một cách hiệu quả, và tăng khả năng sống cuộc đời lý tưởng của bạn.

Đọc thêm: Tầm quan trọng của việc thiết lập Mục Tiêu

mục tiêu smart

Mục Tiêu SMART là gì?

Đây là một từ viết tắt hữu ích giúp đảm bảo rằng mục tiêu của bạn rõ ràng và có thể đạt được. Vì vậy, mỗi mục tiêu nên:

1. Specific - Cụ thể (đơn giản, hợp lý, quan trọng)

Mục tiêu tốt không mơ hồ. Thay vì nói "Tôi muốn có một cơ thể đẹp hơn," bạn có thể nói "Tôi muốn giảm 3 kg trong mùa hè năm nay." Bạn có thể thấy rằng ví dụ sau cụ thể hơn nhiều, và do đó, là một mục tiêu tốt hơn. Khi lập kế hoạch cho mục tiêu của bạn, hãy cố gắng trả lời năm câu hỏi "W":

  • What: Tôi muốn đạt được điều gì?
  • Why: Tại sao mục tiêu này quan trọng?
  • Who: Ai tham gia?
  • Where: Nó nằm ở đâu?
  • Which: Có các tài nguyên hoặc giới hạn nào liên quan?

2. Measurable - Đo lường được

Theo dõi tiến trình của mục tiêu là một phần quan trọng để duy trì động lực cho bạn. Nó cho phép bạn đặt ra các cột mốc có thể kỷ niệm khi bạn đạt được chúng và đánh giá lại khi bạn không làm được. Vì vậy, lúc nào cũng nên có ít nhất một khía cạnh của mục tiêu của bạn có thể đo lường và đánh giá.

Mục tiêu có thể đo lường nên giải quyết các câu hỏi như:

  • Bao nhiêu?
  • Làm thế nào tôi biết khi nó được hoàn thành?

3. Attainable - Có thể đạt được

Quá nhiều người rơi vào bẫy của việc đặt ra mục tiêu mà không thể đạt được. Mặc dù mục tiêu không thể đạt được có thể thúc đẩy bạn trong một khoảng thời gian, nhưng bạn hầu như chắc chắn sẽ bỏ cuộc ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Thay vì mục tiêu không thể đạt được, mục tiêu của bạn nên thách thức nhưng có thể đạt được.

Trước khi đặt ra mục tiêu, hãy đảm bảo rằng bạn có thể hình dung mình thực hiện được nó. Mục tiêu có thể đạt được thường sẽ trả lời các câu hỏi như:

  • Làm thế nào tôi có thể đạt được mục tiêu này?
  • Mục tiêu có thực tế dựa trên các ràng buộc khác, chẳng hạn như yếu tố tài chính?

4. Relevant/ Realistic - Phù hợp, thực tế

Không phải tất cả mục tiêu đều có giá trị như nhau. Đạt được một số mục tiêu có thể không đem lại bất kỳ thành tựu gì, trừ khi mục tiêu đó liên quan đến kế hoạch tổng thể của cuộc sống của bạn. Để đảm bảo rằng mục tiêu của bạn có lợi, hãy đảm bảo rằng nó đáng giá với thời gian mà bạn bỏ ra, đảm bảo rằng đạt được nó sẽ mang lại lợi ích tích cực cho cuộc sống của bạn và đảm bảo rằng mục tiêu này phù hợp ít nhất một phần với các mục tiêu khác bạn có.

Một mục tiêu liên quan có thể trả lời "có" cho những câu hỏi này:

  • Liệu điều này có xứng đang để thực hiện không?
  • Bây giờ có phải là thời điểm thích hợp?
  • Liệu điều này có đồng bộ với những nỗ lực/cần thiết khác của chúng ta không?
  • Tôi có phải là người thích hợp để đạt được mục tiêu này?
  • Liệu nó có áp dụng trong tình hình xã hội, thị trường hiện tại không?

5. Time-bound - Có thời hạn

Mục tiêu tốt cần phải có một thời gian mục tiêu cụ thể. Thay vì nói "Tôi muốn đọc nhiều sách hơn", bạn có thể nói "Tôi muốn đọc mười hai cuốn sách trong vòng sáu tháng tới." Bạn có thể thấy rằng người đặt ra mục tiêu thứ hai sẽ có động lực hơn nhiều để thành công vì họ đã có một thời gian mục tiêu trong đầu.

Khi xem xét cách viết mục tiêu SMART, một ý tưởng tốt là viết xuống từng tiêu chí này, sau đó viết một hoặc hai câu về cách mục tiêu của bạn phù hợp với mỗi tiêu chí. Nếu bạn có thể viết một mục tiêu phù hợp với tất cả các tiêu chí này, bạn đã tạo ra một mục tiêu SMART chắc chắn sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn so với một mục tiêu thông thường. Một mục tiêu có thời hạn thường sẽ trả lời các câu hỏi này:

  • Khi nào?
  • Tôi có thể làm gì sau sáu tháng nữa?
  • Tôi có thể làm gì sau sáu tuần nữa?
  • Tôi có thể làm gì ngay hôm nay?

CÁCH ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU SMART

Chúng ta đã trả lời được câu hỏi "Mục tiêu SMART là gì?", hãy cùng xem một số bí quyết để đạt được chúng nhé.

HÃY BẮT ĐẦU TỪ BƯỚC NHỎ

Thay vì tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất hoặc lớn nhất của bạn (như kiếm nhiều tiền  hoặc tìm kiếm một đối tác trọn đời), hãy bắt đầu bằng một điều nhỏ thôi, chẳng hạn như học cách tổ chức hoặc học cách nấu ăn. Chia nhỏ mục tiêu của bạn thành các bước hành động nhỏ hơn và ưu tiên các bước tiếp theo mà bạn sẽ thực hiện. Điều này không chỉ giúp bạn dễ dàng hình dung mục tiêu của mình hơn, mà còn giúp bạn tạo ra một Kế hoạch Hành động dẫn đến thành công.

Tạo ra những bước nhỏ trên con đường đến kết quả lớn sẽ giúp bạn tập trung năng lượng của mình. Mức độ rõ ràng này đặt sức mạnh vào mục tiêu của bạn, giúp đo lường tiến trình của bạn tại các khoảng thời gian thường xuyên (hàng ngày, tuần, tháng), qua đó thực hiện các hành động mới để đạt được thành công.

HÃY VIẾT XUỐNG

Theo một nghiên cứu của đại học Dominican bang California, những người viết xuông  mục tiêu của mình có khả năng đạt được mục tiêu cao hơn đến 42%. Không quan trọng là bạn viết các mục tiêu SMART của bạn vào nhật ký, nhập chúng vào một ứng dụng nào đó, hay viết vào Word. Hãy đảm bảo chúng được văn bản hoá. Sau đó hãy lượt qua checklist ở trên để đảm bảo mục tiêu của bạn đang SMART. Chúng có đang cụ thể, đo lường được, khả thi, đồng bộ với kết quả và có thời hạn không? Nếu không, hãy đánh giá lại các mục tiêu của bạn và bắt đầu lại.

THƯỜNG XUYÊN XEM LẠI MỤC TIÊU

Bao lâu bạn xem lại các mục tiêu SMART của mình? Làm thế nào bạn biết bạn có đang đi lệch hướng hay không? Thường xuyên xem lại mục tiêu giúp bạn đánh giá được tiến độ và hướng đi đúng khi cần thiết. Nếu bạn đang không bám them mục tiêu của mình, bạn cần biết chính xác mình đi chệch hướng vào lúc nào. Xem lại kịp thời để biết được bất cứ thay đổi nào trong lộ  trình, điều này sẽ giúp bạn có cơ hội để biến thất bại thành thành công.

ĐỪNG ĐỂ NỖI SỢ NGĂN BẠN LẠI

Nếu bạn đang không đạt được tiến độ như mong muốn, hãy xem lại điều gì đang níu bạn lại. Bạn có do dự vì mục tiêu hoặc cách tiếp cận của bạn không hợp lý, hay bạn ngần ngại vì có một nỗi sợ thầm kín về thất bại? Tìm nguồn gốc của sự do dự là quan trọng, vì vượt qua nỗi sợ là cánh cửa trong việc đạt được mục tiêu và phát triển cá nhân cũng như chuyên môn. Khi bạn đã hiểu được nỗi sợ của mình, hãy làm những gì cần thiết để loại bỏ nó khỏi con đường tiến tới  mục tiêu của mình.

ĂN MỪNG MỖI CHIẾN THẮNG NHỎ

Khi bạn ăn mừng những thành công - kể cả những thành công nhỏ - não của bạn sẽ nhận được một lượng dopamine, giúp bạn tăng cường năng lượng và sự tập trung. Nếu bạn đang làm việc với các mục tiêu SMART trong kinh doanh, hãy ăn mừng những thành công nhỏ cùng với đội ngũ của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn tiếp tục tiến tới mục tiêu mà còn truyền cảm hứng cho đội ngũ của bạn làm tương tự. Còn những thành công cá nhân? Hãy ăn mừng cùng bạn bè hoặc gia đình. Sau khi bạn đã ăn mừng, hãy quay lại công việc ngay để bạn có thể tiến đến việc ăn mừng thành công tiếp theo.

Ebook hướng dẫn Phương pháp thiết lập Mục Tiêu SMART